Tiểu sử nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

admin Last updated on: May 7, 2023

Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với những bài hát: Tuổi đá buồn, Diễm xưa, Ướt mi, Một cõi đi về,… Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, phần lớn là viết về tình ca.

Trong đó, một số ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và vì thế đã bị nhà cầm quyền miền nam cấm lưu hành.

Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công vang dội nhất lại là ca sĩ Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn có thể được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.

Tiểu sử của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) hưởng thọ 62 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ông quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhạc sĩ có tên tuổi lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam.

Tiểu sử của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Ông sáng tác bài Sao chiều và Sương đêm vào năm 17 tuổi.. Nhưng tác phẩm đầu tay của ông là ca khúc Ướt mi, qua giọng ca của nữ ca sĩ Thanh Thúy và được xuất bản An Phú in năm 1959. Sau đó tên tuổi của ông rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến.

Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến rộng rãi và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Một số tác phẩm của ông với lời lẽ mang tính chất phản chiến nên nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành một số tác phẩm của ông.

Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối nghịch, cũng không ủng hộ việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là “nội chiến” trong ca khúc Gia tài của mẹ,

vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất phổ biến trong công chúng cho đến hôm nay.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông đã thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã tiếp cận với công chúng tại Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do nữ ca sĩ Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ngủ đi con, Ca dao Mẹ.

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, ý nghĩa của bài hát là nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Trịnh Công Sơn và nhạc phẩm Nối Vòng Tay Lớn

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di dân sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Nhưng theo nguồn tin của tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có việc đi cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên.

Một thời gian dài sau năm 1975, nhạc của ông bị cấm hát ở tại Việt Nam hay bị một số người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông vào làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980,

ông bắt đầu sáng tác lại và có một số bài hát mới có nội dung ca ngợi chế độ mới như: Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, Thành phố Mùa Xuân,… Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng công tác quản lý văn nghệ và ông lại tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc nhiều bản tình ca có giá trị.

Ngoài vai trò là ca sĩ kiêm tác giả, ông còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông tham gia đóng phim và được thủ vai chính trong phim Đất khổ của cố đạo diễn Hà Thúc Cần.

Năm 1974 phim được đóng máy, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần với thời lượng là 102 phút rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” .

Phim “Đất khổ” là một bộ phim kể về chuyện tình yêu, tình ruột thịt, lòng yêu nước, sự gắn bó với văи hóa và tiếng nói của giống nòi; cũng như về một mối tình trong trắng nhưng vô cùng ngang trái vì chiến tranh.

Phim còn có sự góp mặt của kỳ nữ điện ảnh Kim Cương, nhà văи Sơn Nam, diễn viên Bạch Lý và NSƯT Thành Lộc (khi đó mới 8 tuổi). Sau năm 1975, bộ phim không còn được trình chiếu ở Việt Nam nữa. Cuối cùng, một bản phim đã thuộc về nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

Vào những năm cuối đời, ông mắc bệnh gan, thận và bệnh tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm, người hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.

Trong tình yêu, Trịnh Công Sơn có rất nhiều mối tình đẹp, lãng mạn và đầy thơ mộng với các người đẹp nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Nhưng đến cuối đời, ông không chính thức kết hôn với ai và cũng không chính thức nhận con.

Sự nghiệp sáng tác của ông:

Bài chi tiết: Nhạc Trịnh và Danh sách tác phẩm Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, những tác phẩm của ông không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự nghiệp sáng tác của mình rằng: “Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”

  • Nhạc tình

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm của ông.

Khả năng viết nhạc tình của nhạc sĩ họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo thời gian: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người

Nhạc tình của ông đa số là những bản nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Ướt mi, Sương đêm, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ, Tình sầu, Tình nhớ,

Ngoài ra còn có những bài hát mang triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng, Cỏ xót xa đưa,…

Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm rãi, thích hợp với điệu Blues, Slow hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ lãng mạn, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu lắng, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi ông là “người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ“.

  • Nhạc phản chiến

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một thể loại nhạc mang tính chống đối chiến tranh và ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi đó là nhạc phản chiến, sau này để tránh gây nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của các tác giả khác, người ta gọi tác phẩm của ông là Ca khúc da vàng.

Theo họa sĩ Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác thể loại nhạc này vào khoảng những năm 1965- 1966. Năm 1966, ông sáng tác tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế.

Đến năm 1967, ca khúc của nhạc Trịnh đã lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông lại cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Phụ khúc da vàng và Ta phải thấy mặt trời.

Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn được viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình và thống thiết, nên đã trở thành những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị và nhu nhược.

Những bản nhạc này được ông cùng nữ ca sĩ Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam Và được rất nhiều người, nhất là giới sinh viên ủng hộ nhiệt tình.

Đây cũng là thể loại nhạc đã tạo nên danh tiếng giúp cho Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong từ điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.

Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là đóng góp một vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay vô số lần từ cả hai phe đối địch.

Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, chúng ta không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc phản chiến này.

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình và thống nhất, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc)

tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Chính chúng ta phải nói hòa bình, Ta quyết phải sống…)

  • Nhạc khác

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn sáng tác những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Ánh sáng Mạc Tư Khoa,

Chưa mất niềm tin, Em ở nông trường – em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Huế – Sài Gòn – Hà Nội… Trong đó nổi tiếng nhất là các bài “Em là hoa hồng nhỏ” và “Nối vòng tay lớn” – có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào mà lại không biết đến hai bài hát này.

  • Thơ

Có vô số bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn.

  • Hội họa

Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích.

Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.

Vinh dự

  • Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia đã mời Khánh Ly thu băng lần thứ hai các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc “Ngủ đi con” trở thành một bài hit ở Nhật Bản.
  • Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”
  • Giải Nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới”
  • Giải Nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” với bài hát “Hai mươi mùa nắng lạ”
  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một số bài hát:  “Sóng về đâu”, “Em đi bỏ lại con đường”,  “Xin trả nợ người”,”Ta đã thấy gì hôm nay”
  • Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)

Với hơn 40 năm miệt mài sáng tác, Trịnh Công Sơn đã tạo nên một con đường âm nhạc hoàn toàn khác biệt cho riêng mình. Vô cùng độc đáo và không hề trộn lẫn với bất kỳ một nhạc sĩ nào khác.

Chúng ta có thể nói rằng, sản nghiệp lớn nhất mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại cho đời chính là tư tưởng, là sự kết nối, là yêu thương, hoà hợp giữa lòng người với lòng người. Thứ dìu dắt con người hướng tới những giá trị chân thiện mỹ, những giá trị chân thực nhất của một kiếp người.

Qua bài viết này, mình hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!



Related posts

Tìm hiểu cầu thủ Tiến Linh sinh năm bao nhiêu?

Tìm hiểu cầu thủ Tiến Linh sinh năm bao nhiêu?

Sau những thành tích mà đội tuyển Việt Nam có được dưới thời HLV Park Hang Seo người hâm...

Điểm danh những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất World Cup

Điểm danh những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất World Cup

Những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất World Cup chính là điều thu hút sự chú ý của nhiều...

Mèo Simmy là ai? Nữ streamer 10x sở hữu tài năng đọc rap siêu đỉnh

Mèo Simmy là ai? Nữ streamer 10x sở hữu tài năng đọc rap siêu đỉnh

Mèo Simmy, cô gái xinh đẹp từng khiến dân mạng phát sốt với khả năng đọc rap “chất lừ”....

Tiểu sử của ca sĩ Đan Trường – Từ chàng trai nghèo đến hoàng tử V-POP

Tiểu sử của ca sĩ Đan Trường – Từ chàng trai nghèo đến hoàng tử V-POP

Đối với thế hệ 8X và 9X, cái tên Đan Trường đã quá quen thuộc rồi phải không? Cho...

Đi tìm cầu thủ chạy nhanh nhất FO4 chất lượng, đẳng cấp

Đi tìm cầu thủ chạy nhanh nhất FO4 chất lượng, đẳng cấp

Trong FO4 hiện nay có rất nhiều cầu thủ được yêu thích bởi tốc độ chạy ấn tượng, đây...

Tiết lộ danh tính cầu thủ giàu nhất Việt Nam hiện tại

Tiết lộ danh tính cầu thủ giàu nhất Việt Nam hiện tại

Cầu thủ giàu nhất Việt Nam là từ khóa được nhiều người hâm mộ bóng đá Việt quan tâm....